Nhập khẩu trái cây Việt Nam đi toàn cầu sẽ giúp người Việt giàu hơn?

Tại sao người Việt cần phải giỏi xuất nhập khẩu?



Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế một quốc gia. Xuất nhập khẩu không chỉ giúp tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động, mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam, một quốc gia có nhiều tiềm năng về nông sản, xuất nhập khẩu là cơ hội để phát triển ngành nông nghiệp và cải thiện đời sống cho người nông dân.

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần ngoại tệ để có thể giao thương và cải thiện đời sống và thu nhập, Việt Nam có một nền kinh tế với nguồn tài quyên cực kì dồi dào, trái cây nông sản của việt nam phải nói là quá ngon, nhưng vì lý do gì mà giá trị kinh tế lại thấp đến thế, tại sao người nông dân Việt Nam ngay cả việc cho con đi học cũng là một khoảng tiền lớn? tại sao?

Truyền thông trong nông sản

Đó là khả năng làm thương mại, Bản thân Kha lúc đi tiềm nguồn trái cây để nhập khẩu thì cũng được trải nghiệm khả năng thương mại của chúng ta, Hôm đó Kha đang tiềm kiếm nguồn chuối xiêm để có thể xuất khẩu cho một đối tác Trung Quốc. Hôm ấy, kha gọi điện tới một số điện thoại tìm được trên mạng xã hội, Hỏi mua thì người ta gằng giọng lên "muốn thì lại đây mà làm việc, anh không làm việc qua điện thoại ha" rồi cúp máy thẳng luôn mà Kha chỉ mới giới thiệu bản thân thôi và hỏi anh về chuối của anh thôi. Có một lần đi mua hàng với ở chỗ một xưởng nọ đang ngồi đàm phán với nhau cô chủ xưởng lấy điện thoại ra gọi điện ngay lúc đang nói dở, rồi chị trợ lý của cô ngồi cạnh lấy ảnh cái bánh giò ra rồi trò chuyện "ngon ha". Có một cái phong cách rất lãng tử, chúng ta không cần khách hàng, mua thì mua không mua thì thôi, với phong cách lãng tử đó để cho sản phẩm của chúng ta vươn tầm ra thế giới thì có khi khách hàng phải năng nỉ để mua đó. Đó là vấn đề thương mại thứ nhất.

Thứ 2 trái cây của chúng ta không được người Việt nhập khẩu, đa phần trái cây Việt Nam đều được nhập khẩu bới người nước ngoài chứ chính người Việt thì con số này là rất ít. Giá trị của một thương hiệu quốc giá cần sự nổ lực của rất rất nhiều người, Nếu nhưng mỗi người Việt sống tại nước ngoài đều giỏi xuất nhập khẩu thì sao? Nếu như những trái cây chúng ta biết là rất ngon nằm trong tất cả các siêu thị trên thế giới thì sao? Lúc này giá trị của nông sản chúng ra sẽ được tăng cao lên vì ai cũng biết " à cái trái măng cụt của Việt Nam thì nó to thế này, nó ngọt thế này, nó ngon thế này" vì trái cây nào xuất khẩu cũng là loại ngon nhất cả. Trên thế giới có cả 204 quốc gia rất nhiều trong số đó họ không trồng cây được, Nước họ thì thiếu trái cây, chúng ta thì còn phải đõ bỏ đấy. có tiếc không cơ chứ. Nếu mỗi người Việt ở các quốc gia giỏi xuất nhập khẩu thôi thì sẽ không còn cảnh thanh long cho bò ăn nữa. Một trái thanh long Việt Nam ở pháp 250 gram có giá đến 200,000 vnd đó bạn có tin được không? cùng xem cái cách người Châu Âu họ truyền thông cho trái thanh long Việt Nam nhé.

"Ôi các cô nội chợ ơi, cái trái thanh long này là tôi nhập khẩu từ Việt Nam đấy, nhưng các cô biết gì không cái này không có thuốc các cô ạ, cái này mà mua về cho gia đình ăn thì con các cô khỏe mạnh không lo các chất độc hại các cô ạ, vậy thì còn ai chăm gia đình tuyệt với hơn các cô nữa, đây đây các cô thấy cái trái thanh long nó bé không? có 250 gram thôi như thế là không có thuốc tăng trưởng nên nó mới bé dấy, cái cô thất cái vỏ nó xấu không? như thế là không có thuốc nên nó mới xấu đấy."

Nhưng trên thực tế thì trái thanh long nhỏ là vì nhiều nơi họ bán theo quả chứ không theo ký, trái mà nhỏ mà xấu thì giá thấp ở Việt Nam họ mua được nhiều mà rẻ hơn.

Lạ ha cái trái xấu giá rẻ thì lại mắc hơn trái đẹp. Nghệ thuật của truyền thông đấy.

Làm sao để có thể truyền thông tốt?

Nếu mà chúng ta cứ chuyền thông như thế này "giá chúng tôi là rẻ nhất" thì khó mà nông dân chúng ta giàu được.

Một người Singapor có thể bán trái cây Việt Nam đi nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều so với chúng ta đấy sao lạ thế nhỉ? Còn cái trái thanh long Việt Nam thì giá gấp trăm lần ở nước người ta. Có phải mình không nói cho họ hiểu được cái giá trị nông sản của chúng ta không?

"Thưa ông cái trái thanh long này này ông ạ, chúng tôi trồng nó cả năm trời mới ra cái quả đấy, đã vậy có đợt lũ thôi thì cây chúng tôi đã hỏng, một con côn trùng phá thì chúng tôi mất của mùa màng, một cái nắng cháy thôi thì cây cối không sống nổi, thưa ông chúng tôi đã mất ăn mất ngủ với cái cây này đấy. Ông có biết chúng tôi đã cẩn thận thế nào để có được cái trái này không ông? để có được cái màu đỏ trên quả thanh long chúng tôi đã phải phân bón cẩn thận lắm đấy vì lệch chút síu là nó đổi màu xanh ngay, người ta không mua luôn ông ạ. Trước khi tới tay của ông ấy chúng tôi phải lọc ra những quả ngon nhất đẹp nhất, ông có thấy chúng tôi nâng niu cái trái cây này thế nào không, ông thấy chúng tôi vệ sinh có thế nào, bảo quản nó bằng phương pháp này, tôi kỹ từng cái nhiệt độ từng cái nước từng cái bao bì cái hộp để nó đảm bảo nhất khi đến tay ông đấy, thư ông nếu tôi không đưa những sản phẩm tốt nhất tới ông thì chúng tôi cũng không vui ông ạ, ông cũng không vui, mà khách hàng ông cũng không vui nên chúng tôi luôn làm tốt nhất"

"Thư ông cái giá là thứ đễ đàm pháp nhất trên cái thế giới này rồi, quan trọng là niềm tin ông ạ"

Nếu mỗi nhà thương mại Việt Nam có thể truyền thông đầy đủ nói gì đó ngoài cái giá thấp thì nông sản ta có giá lắm đấy, cái trái thanh long trên nghe cũng có giá hơn hản qua câu nói trên. Đó là truyền thông đấy.

"Trời ạ trái cây chúng tôi thì sạch thôi rồi, 40 năm cái đất này không có chiến tranh không có độc hại gì cả, chúng tôi ăn cái này để lớn lên mà"

Nếu như mỗi người Việt lúc bán hàng đều nói đầy đủ được nội dung thì nông sản chúng ta có giá lắm đấy.

Mong là bài viết này có thể đẩy lên một chút tinh thần nhập khẩu của chúng ta. Những người Việt ta tự tin ngồi đàm pháp với các chủ siêu thị những cửa hàng và đưa cái trái cây Việt Nam ta đi khắp thế giới

Bản thân Kha viết bài này là qua cái trải nghiệm ngắn ngủi của mình. Khách hàng họ từng đề nghị kha cho những món tiền để nhập khẩu trái cây rất lớn, Kha nói lớn là lớn thật cuộc đời con người có nhiều khi còn nghe chưa quen tai và kha còn chưa tin nó là thật.


Post a Comment

0 Comments